Đăng nhập
Thầy Tâm Anh văn 0935 567 596 hiện có tất cả các  Xuất học cho học sinh từ Khối 01 đến khối 12Liên hệ: 0935 567 596 - 0986 553 523


Lần đầu tiên: Phương pháp dạy HS tiểu học chơi với… tiếng Anh
 

Năm học 2011-2012, NXB Giáo dục sẽ giới thiệu tới tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc một bộ sách tiếng Anh dạy và học mới. Không chỉ được chú ý bởi cái tên tác giả là chuyên gia tiếng Anh hàng đầu được cả nước biết đến - Nguyễn Quốc Hùng M.A. mà bộ sách này còn được rất nhiều GV quan tâm bởi đề cập đến một quan niệm, phương pháp dạy tiếng Anh cấp tiểu học – tuy không còn xa lạ trên thế giới – nhưng lại hoàn toàn mới tại Việt Nam. Xung quanh nội dung và phương pháp giảng dạy, thiết kế giờ học tiếng Anh được đề cập trong bộ sách, GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Quốc Hùng M.A.

Với góc nhìn của một chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về việc dạy và học tiếng Anh hiện nay ở cấp tiểu học tại Việt Nam?

Tôi đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với môn tiếng Anh ở cấp tiểu học trong 5-6 năm qua. Tôi đi 40 tỉnh trong toàn quốc, đặc biệt ở Tp.HCM, xem HS và GV dạy và học như thế nào. Qua đó, tôi thấy rằng chủ trương đưa tiếng Anh vào tiểu học là rất tốt và hoàn toàn khả thi.

Từ tình hình thực tế, sau khi làm việc với các chuyên gia nước ngoài, nghiên cứu sách vở về dạy tiếng Anh tiểu học, tôi cho rằng, để dạy được tiếng Anh ở cấp tiểu học, trước tiên, quan điểm cần chuẩn xác. Thứ nhất, cần chia đối tượng học tập là HS tiểu học thành hai loại: Loại HS rất nhỏ, lớp 1 và lớp 2; Loại HS nhỏ tuổi: lớp 3, lớp 4, lớp 5. Khi chia như vậy, ta xác định đặc thù của đối tượng, từ đó có cách cho HS học như thế nào, phương pháp cho HS học ra sao.

Theo tôi, HS lớp 1, lớp 2 chưa học được ngoại ngữ với rất nhiều lý do. Đầu tiên, các em chưa biết tiếng mẹ đẻ một cách thành thục. Tiếp đó, các em học không quan niệm học, mà chỉ cần chơi cái gì thì chơi. Rồi tư duy của các em chưa hoàn thiện, chưa tư duy logic mà chỉ tư duy trực quan. Nhưng có ba đặc thù rất lợi ở lứa tuổi này, đó là các em thích bắt chước,  làm gì thì rất nhớ và rất thích những cái lạ.

Vậy nên đặt vấn đề như thế này có lẽ là đúng nhất: Không cho HS lớp 1, lớp 2 học tiếng Anh và học tiếng Anh chỉ tiến hành được từ lớp 3, lớp 4, lớp 5. Vậy với các em lớp 1, lớp 2, ta sẽ giải quyết như thế nào? Theo tôi, nên cho các em chơi với tiếng Anh. Mà chơi là chơi thật!

Để HS chơi với tiếng Anh, GV có cần một kỹ năng gì đặc biệt không, thưa ông? 

Cái cần là GV có phương pháp, biết cách cho HS chơi. Ví dụ như dạy HS nói “How are you?” và “What your name?”, GV đừng bắt HS học thuộc mà dựng tình huống, dựng khung cảnh chơi cho HS tham gia. Cái khó của người thiết kế chương trình chính là tìm ra tình huống sinh động nhưng ngôn ngữ lại hết sức đơn giản và nằm trong tầm HS có thể hiểu được.
 
Vậy với một lớp học rất đông HS, không lý tưởng cho một lớp học ngoại ngữ chỉ khoảng 20 HS, GV sẽ dựng tình huống như thế nào?

Nếu học tiếng Anh, GV phải gọi em này lên nói, gọi em kia lên viết thì một lớp học quá đông sẽ rất khó xử lý. Tuy nhiên, khi đã nói đến chơi, việc đông hay ít HS lại không quan trọng. Khi chơi với tiếng Anh, các em được chia thành nhóm, và càng đông lại càng vui. Điều quan trọng là GV cần biết cách tổ chức.

Không biết nói thế này có đúng không, thưa ông, rằng GV dạy một giờ ngoại ngữ có khi còn “đỡ vất” hơn GV tổ chức một giờ chơi với ngoại ngữ?


Đúng thế! Chính bởi vậy mà người thiết kế sách, thiết kế chương trình cần đưa ra đầy đủ những tình huống, cách tổ chức sao cho khi GV lên lớp theo đúng trật tự. Phương pháp mà tôi đưa ra được gọi là TSPC, được quán triệt trong hai quyển sách tiếng Anh lớp 1 và lớp 2. Đây chính là trật tự một giờ học, một bài học: T – talk: nói; S – sing: hát; P – play: chơi; C – colour: tô màu. Phương pháp này “đánh” vào tất cả những loại hình mà HS tiểu học rất yêu thích.
 

Với T – nói, thông thường khi dạy HS thì học nói là buồn tẻ nhất. Nếu ta cứ chỉ hỏi “What your name?” rồi để HS trả lời thì rất chán. Nhưng nếu dựng một vở kịch, cho 2 HS đội mũ giấy, một làm mèo, một làm chó, rồi hỏi “What your name?”. Em đóng vai mèo sẽ trả lời “My name is cat. Meooooo”! Còn em kia thì “My name is dog. Gâuuuuu”. Để thấy rằng khi dạy “talk” vốn chán như vậy nhưng nếu để các em được chơi, thì rất dễ học.

Với S – có ba loại, hát theo cô, vừa hát vừa làm động tác, và nghe hát làm động tác. Bài hội thoại nào, từ hỏi tên, hỏi tuổi, v.v. cũng có thể dựng thành bài hát được.

Với P – chơi, trong chơi học tiếng Anh có hai loại: bài học dưới dạng chơi và game (chơi đua tài) có thưởng. Cả hai loại này đều phải thiết kế nhất quán đối với từng chủ đề, từng bài học

Với C – tô màu, GV không chỉ đưa cho HS mẫu vẽ, mà cần hướng dẫn học sinh hỏi- đáp, rồi miêu tả bức tranh đó, giao tiếp về nội dung bức tranh. Sau đó dùng phương pháp mệnh lệnh chuỗi để yêu cầu các em tô màu theo ý đồ của GV.

Thưa ông, trên thực tế, dường như trước nay trong giờ học tiếng Anh, GV và HS vẫn đóng kịch, hát, tô màu, chơi trò chơi đấy chứ?

Từ trước đến nay các loại hình này thực hiện lẻ tẻ, không nhất quán thành kỹ thuật dạy tiếng. Bây giờ, tôi dựng thành kỹ thuật, và nói đến kỹ thuật là nói đến bước đi. Và trong quyển hướng dẫn, GV khi lên lớp có đầy đủ ngữ liệu  và bước đi xử lý ngữ liệu đó (Talk như thế nào, Sing gì, Play loại hình gì, các bước Colour). Họ chỉ cần theo đúng sách với các bước 1, 2, 3, 4… 

Nếu chỉ cần theo quyển sách hướng dẫn, GV sẽ hoàn thành một tiết học, vậy theo ông, yêu cầu, đòi hỏi ở GV dạy tiếng Anh tiểu học sẽ là gì?

Nhà xuất bản Giáo dục vừa xuất bản cuốn sách của tôi "Phương pháp dạy tiếng Anh cấp tiểu học". Đây là một quyển sách về phương pháp rất cụ thể, trong đó có cả một chương dạy mẫu một bài TSPC, rồi có cả một phần cung cấp mệnh lệnh, giúp cho GV dùng tiếng Anh thích hợp với trẻ. Tuy nhiênVấn đề sau một quá trình dạy, GV này có thể dạy hay hơn GV kia, nghĩa là sự nhuần nhuyễn phương pháp cùng với cái “duyên” của GV đối với học trò ra sao. 

Hiện tại, phụ huynh cũng rất muốn cùng GV, cùng nhà trường tham gia vào việc dạy tiếng Anh cho con. Vậy với phương pháp dạy và học mới này, phụ huynh sẽ dạy con học ngoại ngữ như thế nào?

Từ trước đến nay, tôi vẫn nói vui là nhiều phụ huynh hay "chống" lại nhà trường! Ví như việc nhà trường luôn khuyến khích HS trong giờ học tiếng Anh không nói tiếng Việt, đưa quả táo lên, HS sẽ nói “apple, apple”. Nhưng về nhà, phụ huynh lại đưa quả táo lên, hỏi: “Con, quả táo là gì?”, hay “Con hỏi tên đi”… Như vậy là bắt con học dịch! Vậy để phụ huynh và nhà trường thống nhất với nhau trong việc dạy học, cần phải có quan niệm giống nhau. Chính quyển sách dành cho GV cũng là kênh để phụ huynh biết ở trường con học gì, và được học như thế nào, do đó phụ huynh biết được mình cần làm gì để hỗ trợ thêm cho con em. 

Xin hỏi tò mò rằng tại sao đến thời điểm này ông mới quyết định viết sách dạy và học tiếng Anh cho cấp tiểu học?

Theo tôi, việc này không thể vội được. Cần phải có kiến thức, có thực tiễn rồi mới đến cách tính toán sao cho hợp lý trên cơ sở lý thuyết. Tôi đã phải mất một thời gian dài để đọc rất nhiều sách, rồi tiếp xúc với các chuyên gia trong và ngoài nước. Ròng rã trong 3 năm, tôi đi đến trường học tại 40 tỉnh thành trên cả nước, tiếp xúc với các GV để tìm hiểu những khó khăn của họ. Trong quá trình đi tìm hiểu về mặt phương pháp, chính các GV là người khơi gợi cho tôi ý tưởng viết sách. Sau khi có ý tưởng rồi, tôi lại tìm một số nơi để thực hiện giáo trình của mình như tại Cung thiếu nhi Hà Nội và một số trung tâm, qua đó xem phản ánh của phụ huynh, HS, GV. Sau gần 2 năm thực hiện, những lớp tiếng Anh học theo giáo trình của tôi đều có phản hồi tích cực. Tôi nghĩ mình đưa ra một xu hướng thì phải có điểm mới  và phải chắc chắn.

Nhiều người sau biết thông tin ông viết sách dạy và học tiếng Anh cho HS tiểu học có đôi chút ngạc nhiên, bởi trước nay ông được coi là chuyên gia dạy tiếng Anh cho người lớn trên khắp đất nước Việt Nam qua sóng truyền hình!

(Cười) Đúng là khi được đào tạo ở trong và ngoài nước, đối tượng của tôi luôn là dạy tiếng Anh cho người lớn. Tuy nhiên, tôi có những cái “duyên” để sau này, có cơ hội được “làm” tiếng Anh cho trẻ em: làm tiếng Anh trên truyền hình cho trẻ em, học cách thiết kế chương trình học cho các đối tượng, trong đó có trẻ em ở Anh, hướng dẫn giáo viên dạy trẻ theo đơn đặt hàng của NXB Oxford, được đi thực tế đến các trường tiểu học, dự giờ dạy tiếng Anh trẻ em… Cứ thế, câu hỏi làm thế nào để mang ngôn ngữ tiếng Anh đến cho đối tượng đặc biệt này cứ ngấm vào tôi. Để có câu trả lời, mình phải nghiên cứu sâu hơn, học hỏi nhiều hơn. Và cuối cùng, thì đúc rút để có sản phẩm này! 

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Wink

 

Thầy  Tâm  Anh văn

0935 567 596 - 0986 553 523

 Cô Tâm Anh văn

0905.945.633  

CS Chính: 433a Hoàng Diệu Đà Nng

Đến 433, vào kiệt 10m, nhìn bên phải.

Kim nhà Xuân Sang chuyên Sim Mobi - iphone 6 plus - iphone 7 plus 

              

             Copyright 2012 - All rights reserved

   

AAA
Tự tạo website với Webmienphi.vn